Mail info@dagiajsc.com
Location Tầng 6, tòa MD Complex (khối văn phòng) 68 Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Quy trình bếp 1 chiều

Quy trình bếp 1 chiều

Quy trình bếp 1 chiều

25/05/24

Quy trình bếp 1 chiều là gì? tại sao phải áp dụng quy trình bếp 1 chiều

Trong nhiều quy chuẩn của bếp hiện đại, cao cấp thì bếp một chiều là quy chuẩn bắt buộc mà bếp trường học của bạn phải đảm bảo. Vậy bếp 1 chiều là gì? Nguyên tắc thiết kế bếp ăn một chiều? Để biết câu trả lời cho những câu hỏi trên thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Quy trình bếp 1 chiều là gì? là chuỗi các khâu, các bộ phận trong bếp được bố trí sắp xếp với nhau theo 1 đường thẳng, hoặc hình chữ C. Chạy theo, một chiều để các khâu sau không gặp khâu trước ở một điểm giao cụ thể nào đó. (thực phẩm chín không gặp thực phẩm sống). Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó cũng là điều kiện bắt buộc phải thực hiện để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm.

Lưu trình bếp 1 chiều (và các khu chức năng cơ bản)

1. Khu tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp

Khi thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt, cá, xương… Được chuyển đến cho nhà bếp, nguyên liệu được kiểm tra về số lượng và chất lượng… Nếu không đạt yêu cầu về chất lượng sẽ trả lại nhà cung cấp (từ chối nhận hàng) hoặc hủy bỏ. Nếu thực phẩm đạt yêu cầu nhân viên tiếp nhận sẽ phân loại xem thực phẩm nào cất vào kho, thực phầm nào chuyển ra bếp để sử dụng ngay.

2. Khu sơ chế rửa thực phẩm

Sau khi tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp, quy trình không thể thiếu là các loại rau củ, quả, cá, thịt, phải được rửa sạch và phân loại phân loại sơ bộ. Thiết bị cần dùng trong khu vực này là giá kệ inox, bàn inox, dao, thớt…

3. Khu chế biến tẩm ướp

Sau khi hoàn tất khu sơ chế, nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến. Tại đây các đầu bếp tiếp nhận thực phẩm, cắt, thái thực phẩm theo thực đơn đã định trước sau đó tẩm ướp với gia giảm cho từng món ăn đặc trưng.

4. Khu nấu

Là khu nấu chín các thực phẩm sống. Thiết bị cần thiết bao gồm bếp nấu, tủ nấu cơm công nghiệp… đặc biệt, ở khu này cần phải có tum hút mùi công nghiệp để bảo đảm không gian bếp luôn thông thoáng và hợp vệ sinh.

5. Khu ra đồ

Thực phầm được nấu chín sẽ, được chuyển đến khu ra đồ. Thực phẩm nấu chín được đổ ra các tô, công inox…

6. Lưu mẫu

Sau khi thực phẩm được nấu chín, mỗi món ăn cần lưu lại một ít mẫu (Các mẫu thực phẩm này được bảo quản trong tủ mát) để khi người ăn có sự cố ngộ độc thực phẩm lấy mẫu mang đi làm xét nghiệm và phân tích nguyên nhân.

7. Khu chia soạn đồ ăn

Ở tại khu vực này thức ăn sẽ được chia đến từng khay ăn, đĩa… hoặc được cho vào các khay lớn, cân thực phẩm, đóng gói và chuyển đến các phòng ăn để phục vụ thực khách.

8. Chuyển thức ăn đến phòng ăn

Nhân viên phục vụ sẽ chuyển thức ăn đến các phòng ăn để thực khách thưởng thức các món ăn. (Các thiết bị không thể thiếu là xe đẩy, khay, cont inox…)

9. Khu rửa, vệ sinh

Sau khi ăn cần thu dọn bàn ăn. Các dụng cụ để ăn khay, bát đũa, thìa… Sẽ được chuyển đến khu rửa để làm sạch và phơi khô. Khu này cần các chậu rửa, giá kệ để đồ sau rửa… và đặc biệt là tủ sấy.

10 khu khác

Trên là các khu chính của lưu trình bếp 1 chiều. Ngoài ra còn có khu sấy dao thớt, tạp dề hay khu khử khuẩn trước khi vào bếp. (tuy nhiên thì tùy theo tính chất, và mô hình ở từng địa phương cụ thể mà có các quy định cụ thể.)